CÁCH TẠO ĐỒ CHƠI YÊU THÍCH CHO TRẺ
Một chiếc hộp carton với bất cứ kích cỡ nào đều có thể trở thành đồ chơi cho bé. Những chiếc lớn, đủ để ngồi vào trong và có nắp đậy càng khiến con bạn thích thú.
Dưới đây là một số món đồ chơi trẻ em yêu thích, lại rất sẵn trong nhà bạn.
Chăn: Bạn có thể biến chăn thành một "ngôi nhà" hoặc chơi trò ú oà với trẻ.
Các hình khối: Các hình khối được trẻ ưa thích từ khi chập chững cho đến lúc đi học. Bạn có thể tận dụng từ các hộp sữa đã hết, hộp xà phòng, carton, hoặc khối gỗ. Trẻ nhỏ sẽ chồng các khối lên nhau, còn các em lớn dùng các hình để xây dựng nhà cửa, thành phố.
Nước: Chơi với nước là một trong những trò thú vị với trẻ mọi lứa tuổi. Bé từ 1 đến 4 tuổi có thể "giúp" bạn rửa bát đĩa, hoặc chơi trong bồn tắm. Bạn có thể thả các hộp, chai, ca, cốc nhựa vào bồn để bé thực hành rót và đổ nước.
Lưu ý: Khi trẻ ở gần bất kỳ nơi nào có nước, bạn nên nhớ giám sát cẩn thận.
Xem thêm : Bể bơi cho bé
Bóng: Bạn chuẩn bị cho bé một quả bóng mềm để chơi trong nhà và một quả bóng to, nảy để con nghịch ngoài sân. Nếu bé bước vào tuổi ném thức ăn, đồ chơi hoặc bút sáp, bạn cần chỉ cho con thấy có thể được ném bóng ở một nơi quy định chứ không phải những đồ dùng kia. Khi lớn hơn, bé có thể chạy nhảy ngoài sân hoặc chơi bóng rổ trong nhà.
Âm nhạc: Bạn có thể bật nhạc lên và cùng nhảy với trẻ nhỏ. Với trẻ lớn, đó cũng là một trò vận động rất thú vị.
Đồ chơi phát ra âm thanh: Bạn có thể tạo ra các "nhạc cụ" đơn giản cho con chơi. Chẳng hạn: Cho các hạt đậu vào một chiếc chai nhựa và gắn chặt bằng keo (để bé không lấy ra được vì nó có thể gây nghẹt thở đối với trẻ nhỏ). Như vậy, bé đã có một chiếc xúc xắc đáng yêu. Bạn có thể buộc dây chun vòng qua một chiếc hộp để làm đàn ghi ta cho con. Những chiếc nồi lật úp và thìa gỗ sẽ làm thành một dàn trống yêu thích của bé.
Những đồ vật có thể tái sử dụng: Có nhiều đồ vật bỏ đi bạn có thể tận dụng để làm đồ chơi cho bé. Nhưng bạn nên lưu ý đến mức độ an toàn của chúng để tránh trường hợp trẻ nhỏ cho vào miệng. Bạn nên rửa sạch những thứ này, loại bỏ bất kỳ vật gì có cạnh sắc nhọn. Trẻ từ 1 đến 3 tuổi thích trò chơi "đổ đi - chất đầy" nên bạn có thể tận dụng các hộp đựng thức ăn. Còn trẻ lớn thích dùng trí tưởng tượng để tự tạo ra đồ chơi từ những vật không còn dùng đến.
Đồ chơi từ thiên nhiên: Bạn cứ để bé sưu tầm vật liệu từ thiên nhiên như gỗ, đá, lá khô, hoa khô nhưng phải đảm bảo trẻ dưới 3 tuổi không sử dụng những thứ này nhằm tránh bé cho vào miệng.
Xem thêm: Đồ chơi gỗ cho bé
Bạn: Ngay cả khi không có đồ gì, bạn vẫn có thể chơi cùng con. Bạn có thể hát, kể chuyện cho bé nghe, vỗ về con.
Dưới đây là một số món đồ chơi trẻ em yêu thích, lại rất sẵn trong nhà bạn.
Chăn: Bạn có thể biến chăn thành một "ngôi nhà" hoặc chơi trò ú oà với trẻ.
Các hình khối: Các hình khối được trẻ ưa thích từ khi chập chững cho đến lúc đi học. Bạn có thể tận dụng từ các hộp sữa đã hết, hộp xà phòng, carton, hoặc khối gỗ. Trẻ nhỏ sẽ chồng các khối lên nhau, còn các em lớn dùng các hình để xây dựng nhà cửa, thành phố.
Lưu ý: Khi trẻ ở gần bất kỳ nơi nào có nước, bạn nên nhớ giám sát cẩn thận.
Xem thêm : Bể bơi cho bé
Bóng: Bạn chuẩn bị cho bé một quả bóng mềm để chơi trong nhà và một quả bóng to, nảy để con nghịch ngoài sân. Nếu bé bước vào tuổi ném thức ăn, đồ chơi hoặc bút sáp, bạn cần chỉ cho con thấy có thể được ném bóng ở một nơi quy định chứ không phải những đồ dùng kia. Khi lớn hơn, bé có thể chạy nhảy ngoài sân hoặc chơi bóng rổ trong nhà.
Âm nhạc: Bạn có thể bật nhạc lên và cùng nhảy với trẻ nhỏ. Với trẻ lớn, đó cũng là một trò vận động rất thú vị.
Đồ chơi phát ra âm thanh: Bạn có thể tạo ra các "nhạc cụ" đơn giản cho con chơi. Chẳng hạn: Cho các hạt đậu vào một chiếc chai nhựa và gắn chặt bằng keo (để bé không lấy ra được vì nó có thể gây nghẹt thở đối với trẻ nhỏ). Như vậy, bé đã có một chiếc xúc xắc đáng yêu. Bạn có thể buộc dây chun vòng qua một chiếc hộp để làm đàn ghi ta cho con. Những chiếc nồi lật úp và thìa gỗ sẽ làm thành một dàn trống yêu thích của bé.
Những đồ vật có thể tái sử dụng: Có nhiều đồ vật bỏ đi bạn có thể tận dụng để làm đồ chơi cho bé. Nhưng bạn nên lưu ý đến mức độ an toàn của chúng để tránh trường hợp trẻ nhỏ cho vào miệng. Bạn nên rửa sạch những thứ này, loại bỏ bất kỳ vật gì có cạnh sắc nhọn. Trẻ từ 1 đến 3 tuổi thích trò chơi "đổ đi - chất đầy" nên bạn có thể tận dụng các hộp đựng thức ăn. Còn trẻ lớn thích dùng trí tưởng tượng để tự tạo ra đồ chơi từ những vật không còn dùng đến.
Xem thêm: Đồ chơi gỗ cho bé
Bạn: Ngay cả khi không có đồ gì, bạn vẫn có thể chơi cùng con. Bạn có thể hát, kể chuyện cho bé nghe, vỗ về con.
Theo Lamchame
Leave a Comment