Những tai nạn bé từ 1 đến 3 tuổi hay găp phải
Bé trong giai đoạn này đang rất tò mò muốn khám phá mọi thứ và nguy cơ tai nạn là rất cao. Dưới đây là những tai nạn bé có thể gặp mẹ nên chú ý để bé không gặp phải những tai nạn này.
Xem thêm: MỘT SỐ THÓI QUEN ĐƠN GIẢN ĐỂ GIÚP BÉ PHÒNG TRÁNH LÂY NHIỄM CÚM
1.Bé có thể bị ngã
Bé có thể bị ngã do: vấp phải đồ vật, ngã khi trèo cầu thang, trèo lên bàn ghế, ngã trong nhà tắm…thường gặp nhất là bé ngã bầm tím đầu mặt hay mắt do va vào các vật có cạnh sắc nhọn như bàn ghế, cạnh bàn, tủ, giường.
2. Bị vật nặng rơi vào đầu, người
Các bé chơi xong đồ chơi chưa có thói quen cất gọn gàng, vấp phải đồ chơi và ngã là chuyện thường thấy, mẹ nên hướng dẫn bé chơi và cất dọn đồ. Đồng thời mẹ cũng nên mua các món đồ chơi cho bé chơi, không quá góc cạnh để tránh nguy hiểm cho bé.
Bé rất tò mò muốn khám phá mọi thứ nên sẽ dễ dàng bị các vật vừa tầm tay với rơi vào người, vào đầu bé. Mẹ nên cất gọn đồ đạc sau khi sử dụng và không để vừa tầm tay với của bé, để tránh việc bé tò mò đưa tay với.
Những món đồ như bình thủy tinh, dao thớt hay khăn trải bàn, mọi thứ trên bàn cũng cần mẹ sắp xếp và cất giữ hợp lý để bé không tiện tay với những món đồ này xuống.
3. Bé rất dễ bị bỏng nếu bố mẹ sơ ý
Bé có thể bị bỏng từ lò vi sóng, từ bát hay nồi canh nóng thậm chí bị bỏng từ chính món cháo của bé hàng ngày đấy mẹ ạ.
Ánh sáng của lò vi sóng, các thiết bị phát ra nhiệt sẽ thu hút bé khiến các bé thích thú và bé sẽ đưa tay vào đồ vật đó. Mẹ nên để những thiết bị này trên cao, xa khả năng với của trẻ và đặt nơi vững chắc.
Ngoài ra ống bô xe máy hay phích nước cũng là những vật rất dễ gây bỏng cho bé mẹ nên đề phòng để tránh nguy hiểm đáng tiếc có thể xảy ra với bé.Các món canh, cháo sau khi nấu xong cũng không nên bỏ trước mặt bé hay vừa tầm với của bé, trên đường bé đi lại, bởi bé chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm của các món đồ ăn còn nóng mang lại hoặc vô tình bé vấp ngã vào.
4. Bé bị ngã trong nhà tắm, bồn cầu
Những nơi có chứa nước như nhà tắm, bồn cầu, bể bơi cho bé…đều rất nguy hiểm và bé có thể bị đuối nước ở chính những nơi tưởng chừng như vô hại này. Dó đo mẹ nên đổ hết nước ở các vật chứa nước có thể gây nguy hiểm cho bé, đóng cửa nhà tắm, nhà vệ sinh sau khi sử đụng để bé không tò mò đi vào.
Tuyệt đối mẹ cũng không để trẻ tự ý vào nhà vệ sinh một mình không để trẻ đi vệ sinh một mình, nhất là với trẻ dưới 3 tuổi.
5. Bé có thể bị điện giật
Trẻ con luôn thích bắt chước những hành động của người lớn và thường tự mò mẫm khám khi không có ai để ý. Các món đồ chạy điện trong nhà khiến bé luôn thích thú, đôi tay nhỏ xíu của bé rất hay sờ vào những ổ điện, hay dùng các vật nhọn cắm vào ổ điện…
Có những bé đang độ tuổi mọc răng còn cắn cả dây điện, nếu không có sự canh chừng của người lớn thì những tai nạn nghiêm trọng rất dễ sảy ra với bé. Vì vậy, nếu không có nhu cầu sử dụng các bậc phụ huynh nên tháo, tắt các thiết bị điện không cần thiết. Ổ điện nên được bố trí xa tầm tay với của bé, dùng băng dính dính lại những ổ điện không sử dụng đến.
dochoimaugiao.vn
Leave a Comment